CLB Tottenham tiễn hàng loạt ngôi sao đắt giá bằng ‘liên khúc cho mượn’
Đây được ví như những "cơn mưa vàng" giúp giải nhiệt cho mùa nắng nóng và giải khát cho các vườn cà phê, sầu riêng cũng như các vườn cây ăn trái.
Aespa lột xác ngoạn mục với hình tượng nữ sinh trong trẻo, liệu fan có tiếc nuối?
Ngày 15.3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản cho phép Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina nuôi lợn thử nghiệm trở lại tại trang trại ở xã Tân Phúc (H.Lang Chánh, Thanh Hóa), với số lượng heo được nuôi là 50% (30.000 con) so với công suất thiết kế, trong thời gian khoảng 3 tháng.Sau thời gian phải tạm dừng chăn nuôi (từ ngày 30.7.2024) do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kéo dài, đến nay Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã bổ sung, hoàn chỉnh một số biện pháp trong xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi.Dù cho nuôi lợn trở lại, nhưng Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, và có thể sẽ bị dừng nuôi vĩnh viễn nếu tiếp tục để xảy ra ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu quá trình nuôi lợn, Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng không khí, hiệu quả xử lý của công trình xử lý khí thải, mùi hôi. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về khí thải, mùi hôi chuồng trại gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh thì phải kịp thời khắc phục và chịu trách nhiệm trước quy định của pháp luật.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ tháng 8.2023, trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina dù mới nuôi thử nghiệm 30.000 con lợn (công suất 60.000 con lợn), nhưng đã gây mùi hôi thối khiến người dân xã Tân Phúc và vùng lân cận không thể chịu nổi. Nhiều lần người dân tập trung đến trước cổng trang trại để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.Tình trạng ô nhiễm kéo dài, dai dẳng cho đến ngày 30.7.2024, khiến UBND tỉnh Thanh Hóa buộc phải yêu cầu tạm dừng chăn nuôi, buộc doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường, bổ sung, điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải.Sau nhiều tháng khắc phục, mới đây, đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa và chính quyền địa phương đã kiểm tra lần cuối trước khi báo cáo, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa cho doanh nghiệp này nuôi heo trở lại.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trong lần trả lời ý kiến cử tri (tháng 7.2024) liên quan đến tình trạng các trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường đã chỉ rõ việc để xảy ra ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina trách nhiệm trước hết là của nhà đầu tư, tiếp đó là các cơ quan tham mưu của tỉnh. Khi đó, ông Tuấn cũng bày tỏ quan điểm trường hợp sau khi cho cơ hội khắc phục sự cố môi trường, nếu doanh nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm sẽ chấm dứt chăn nuôi vĩnh viễn.Dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.
Giải pháp nào cho sẹo lồi ở vùng da co kéo, thường xuyên vận động?
Liên quan đến vụ HLV taekwondo ở TP.Đà Nẵng bị phụ huynh tố đánh đập học viên, lúc 13 giờ ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Kin cho biết đang ở trụ sở Công an P.Khuê Trung (Q.Cẩm Lệ) để lấy lời khai."Hiện tôi đang lấy lời khai ở cơ quan công an, đây là lần thứ 2 tôi có mặt tại trụ sở để làm việc với công an. Lần đầu lên cơ quan công an vào tối 9.1...", ông Kin nói qua điện thoại với chúng tôi, khi ông đang ở trụ sở của cơ quan công an.Cũng trong trưa nay (13.1), PV Thanh Niên có mặt tại CLB taekwondo Seung Ri (đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng, đồng thời là chủ nhiệm. Ghi nhận tại CLB có gần 10 học viên đang chuẩn bị gói bánh chưng để tổ chức buổi thiện nguyện tết cho trung tâm trẻ mồ côi tại TP.Đà Nẵng. "Tranh thủ sau giờ học chúng em đến CLB để phụ giúp thầy gói bánh chưng thiện nguyện, hiện thầy Kin đang bận việc nên đi vắng... chúng em sẽ có lịch tập luyện vào chiều tối nay", một nữ học viên nói.Ở một diễn biến có liên quan, trao đổi với PV Thanh Niên, ông N.T.H. (trú P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết sáng 13.1 cháu N.T.N.M (13 tuổi, con trai ông H.) vẫn đi học bình thường. "Hiện tâm lý của cháu không được ổn định sau khi gia đình có đơn tố cáo. Vì vậy gia đình chưa thể tiếp chuyện trực tiếp với báo chí, gia đình đang chờ kết quả làm việc của cơ quan công an đối với HLV...", ông Hưng thông tin.Cũng theo phụ huynh N.T.H, 24 giờ sau khi bị HLV đánh ở phòng tập, vết bầm trên cơ thể của con trai ông vẫn còn rõ. "Cháu N.T.N.M cao 1,48 m, nặng 35 kg. Cháu nhỏ con lắm... Hiện gia đình đang rất lo lắng về tâm lý của cháu", ông H. nói thêm.Trước đó, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam đã nhận được đơn tố cáo của ông N.T.H, phụ huynh học viên N.T.N.M (13 tuổi), về việc con trai ông bị HLV đánh khi tập luyện tại CLB taekwondo SEUNG RI (Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng, đồng thời là chủ nhiệm.Theo đơn tố cáo, vào tối 9.1, khi đón về và phát hiện con trai có dấu hiệu bị đánh, ông N.T.H đã dùng điện thoại để chụp ảnh tất cả các vết tích trên cơ thể con trai, và báo cho đường dây nóng thành phố Đà Nẵng về việc xâm phạm nghiêm trọng thân thể trẻ em. Đồng thời, ông N.T.H đã đưa cháu đến công an phường Khuê Trung để làm việc. Công an P.Khuê Trung hướng dẫn ông N.T.H đưa cháu đi khám tại bệnh viện để kiểm tra thương tích. Sau khi khám xong, ông N.T.H đưa cháu quay lại công an P.Khuê Trung để lấy lời khai chi tiết từ cháu N.T.N.M. Bên cạnh đó, ông N.T.H cũng đã cung cấp số điện thoại của HLV Nguyễn Văn Kin theo yêu cầu của công an, và công đã mời HLV Nguyễn Văn Kin đến làm việc ngay trong tối 9.1.Sáng 13.1, trước khi làm việc với cơ quan công an, HLV Nguyễn Văn Kin đã có thư mời đăng trên mạng xã hội với nội dung như sau: “Thân gửi quý phụ huynh và học viên thân mến. Lời đầu tiên thay mặt cho Trung tâm Taekwondo Seung Ri xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả sự tin yêu, ủng hộ và động viên cho trung tâm trong thời gian qua.Hiện nay với hơn 200 học viên đang theo tập thường xuyên tại 3 cơ sở, là một trong những yếu tố giúp khẳng định sự uy tín cũng như chất lượng giảng dạy của trung tâm trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Hiện nay, trung tâm đang gặp phải vấn đề được lan truyền trên các kênh thông tin với nội dung và góc nhìn chưa thật sự đầy đủ và cũng chưa có kết luận của cơ quan chức năng.Nhằm đem đến cái nhìn khách quan và chân thành nhất về sự cố đang diễn ra, trung tâm xin phép được mời toàn thể quý phụ huynh và học viên tham dự buổi nói chuyện và chia sẻ về sự việc nêu trên. Thời gian: 18 giờ ngày 13.1. Địa điểm: 151/1 Hồ Nguyên Trừng (phòng tập cơ sở 1). Nội dung: Trình bày rõ quan điểm và định hướng xử lý sự việc của trung tâm. Trả lời các câu hỏi và lắng nghe ý kiến đóng góp từ quý phụ huynh và học viên. Rất mong nhận được sự quan tâm của quý phụ huynh, qua đó sẽ giúp cho trung tâm có cách tiếp cận và xử lý phù hợp nhất với sự việc lần này”.
Nụ hôn bạc tỷ là phim điện ảnh đầu tay của Thu Trang trong vai trò đạo diễn. Chuyện phim xoay quanh Kiều (Thu Trang đóng) và Vân (Đoàn Thiên Ân) - hai chị em được thừa hưởng lò bánh mì Minh Phụng từ người mẹ quá cố (Oanh Kiều). Trong khi Kiều có tính dễ tin người, thường bị bạn trai (Huy Khánh) lợi dụng tiền bạc; Vân độc lập, tự tin, ôm mộng đi Pháp du học. Biến cố xảy ra khi Kiều chịu món nợ hơn 1 tỉ đồng thay bạn trai, dẫn đến việc hai chị em có thể bị xã hội đen cướp mất căn nhà chứa nhiều kỷ niệm của họ. Vì thương Kiều, Vân chấp nhận kế sách của bà chị, quyết tâm "cua" đại gia để đổi đời. Định mệnh khiến họ chạm mặt đôi bạn nhà giàu Quang (Lê Xuân Tiền) và Tú Henry (Ma Ran Đô). Hai chàng trai trẻ đều đem lòng yêu Vân, sẵn sàng chi bạo để chiếm được trái tim người đẹp. Vân quyết định "mập mờ" với cả hai, và từ đó nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Khi vào vai Bảy Loan trong Công tử Bạc Liêu, đóng cặp với Song Luân, Đoàn Thiên Ân không có nhiều đất diễn. Do kịch bản bị cắt sửa nhiều, cô có ít thoại, thời lượng xuất hiện hạn chế. Nhiều khán giả cũng như người hâm mộ Đoàn Thiên Ân đã thấy tiếc nuối, dù phải công nhận nàng hậu có sự đầu tư chỉn chu trong phim đầu tay.Đến Nụ hôn bạc tỷ, đạo diễn Thu Trang nâng tầm khả năng diễn xuất của Đoàn Thiên Ân khi trao cho cô nhiều thời lượng xuất hiện, cùng loạt thoại dài và khó. Trút bỏ vẻ ngoài lộng lẫy thường thấy trên thảm đỏ, nàng hậu trở thành cô bán bánh mì tần tảo, có phần cọc cằn, thẳng tính. So với chuỗi thoại của Thu Trang chủ yếu thể hiện sự bị động, Đoàn Thiên Ân được thử thách bởi những câu thoại dài, cùng loạt biểu cảm đa dạng, thách thức khả năng sáng tạo trong diễn xuất của cô.Về phần tương tác với các bạn diễn, Đoàn Thiên Ân thể hiện khá duyên. Với Thu Trang, cô có những phân đoạn nhấn nhá hợp lý, thể hiện được cảm xúc vừa giận vừa thương với bà chị "quá báo". Ngược lại, Thu Trang có sự tiết chế, chuyên nghiệp, do Kiều không phải là vai quá tầm với nữ đạo diễn. Cùng nhau, họ gửi trao nhiều miếng hài, cũng như khoảnh khắc cảm động cho Nụ hôn bạc tỷ. Điểm đáng khen là mâu thuẫn xuất hiện giữa hai chị em Kiều - Vân rải rác suốt phim, không tỏ ra ồn ào, hay lấy kịch tính để câu dẫn khán giả. Trong một cảnh cao trào khi người em không còn chịu nổi sự lụy tình dẫn đến tán gia bại sản của cô chị, Thu Trang - Đoàn Thiên Ân phối hợp ăn ý, mang đến cảm xúc tiếc nuối đủ để lay động khán giả. Cũng vì tập trung vào thông điệp tình chị em, "phản ứng tình cảm" của Vân dành cho Quang - Tú chỉ ở mức vừa vặn, dễ thương. Lúc này, kịch bản chỉ mới thể hiện được bề nổi, không đủ thời lượng xoáy sâu vào hành trình Vân từ lợi dụng, dần thấu hiểu và đem lòng nể phục hai vị công tử nhà giàu. Lê Xuân Tiền và Ma Ran Đô gây ấn tượng nhờ ngoại hình tươi trẻ, hấp dẫn, song chưa có cơ hội thoát khỏi vùng an toàn. Tiến Luật, Võ Tấn Phát vào vai gây cười, không có nhiều sức nặng. Nụ hôn bạc tỷ chủ yếu đề cao giá trị gia đình và tình thân, vốn là thế mạnh của đạo diễn Thu Trang. Chia sẻ với truyền thông, Thu Trang nói phim của cô có sự khác biệt so với hai tác phẩm ra rạp cùng thời điểm là Bộ tứ báo thủ (đạo diễn Trấn Thành) và Yêu nhầm bạn thân (đạo diễn Diệp Thế Vinh) khi đánh mạnh vào tình chị em thay vì tình yêu đôi lứa. Khán giả, đặc biệt là những ai có câu chuyện giống với Kiều - Vân, có thể tìm được sự đồng cảm. Việc gia đình luôn có những thành viên trái tính trái nết, thường bất hòa, nhưng khi cần luôn sẵn sàng chở che nhau là hình ảnh dễ thấy trong nhiều gia đình Việt. Trải qua bao biến cố, nhân vật chính ban đầu tìm mọi cách để giữ lấy ngôi nhà chứa nhiều kỷ niệm tuổi thơ, nhưng rồi nhận ra "nhà là nơi trái tim thuộc về", từ đó có những quyết định táo bạo, nhân văn hơn. Phim cũng gửi gắm thông điệp "không có gì là miễn phí". Việc phụ nữ đẹp tìm cách quyến rũ đại gia không thiếu ngoài đời thực. Tuy nhiên khi lên phim, Thu Trang không cố tô hồng câu chuyện này, mà cài cắm những giá trị nhân - quả mà các nhân vật sẽ phải gánh chịu ở hồi kết. Có phần kịch bản được xây dựng chỉn chu, dễ xem, song Nụ hôn bạc tỷ còn đọng lại một số hạn chế. Thời lượng phim điện ảnh có hạn, nhà làm phim lại ôm đồm nhiều giá trị, khiến diễn biến tâm lý giữa các nhân vật bị đẩy nhanh. Việc Vân nhận ra Quang không chỉ là cậu ấm, Tú không chỉ là tay chơi, bị thể hiện sơ sài, chủ yếu qua thoại và một số tiểu tiết.Các nhân vật trong phim cũng không đối diện với thử thách thực sự khắc nghiệt, khi Vân ngã chiều nào cũng sẽ có trai giàu vung tiền đỡ. Hay nhân vật phản diện Phi Cháo Lòng (Hoàng Phi) chưa tạo được áp lực, khi lối diễn vẫn rất sân khấu, chủ yếu gây cười là chính. Ra rạp dịp tết 2025, Thu Trang vào thế khó khi cạnh tranh với hai phim đều do Trấn Thành đầu tư. Với kịch bản nhẹ nhàng, chỉn chu, chắc chắn tác phẩm vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả. Tuy nhiên, cũng vì chủ đề an toàn, việc phim thành hay bại tại đường đua phòng vé đầu năm vẫn là ẩn số.
Những kiểu tóc cực ngắn, kết hợp giữa táo bạo và quyến rũ cho nàng cá tính
Ngày 2.1, Công an Q.1 tổ chức trao khen thưởng đột xuất cho anh Hà Hữu Vinh (tài xế xe công nghệ) bị đôi vợ chồng hành hung trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1).Theo công an, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 31.12.2024, anh T.A.P. chạy xe máy chở vợ là chị H.N.L. lưu thông trên đường Lê Duẩn. Khi đến trước số 2B Lê Duẩn, anh P. thấy phía trước kẹt xe, nên quay đầu đi hướng khác.Lúc này, Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi) chạy xe máy chở Bùi Thị Ngọc Anh (vợ Dũng - 54 tuổi, cùng ở Q.1) từ phía sau chạy tới, không cho anh P. quay xe và cố tình cản đầu xe. Hai bên xảy ra cãi nhau, Dũng và vợ lao vào đánh vợ chồng anh P..Thời điểm này, nhiều người dân đi xem bắn pháo hoa chào đón năm mới 2025 nên lượng phương tiện qua khu vực này rất đông, gây ùn tắc giao thông.Lúc này, anh Vinh chở khách ngang qua, thấy sự việc nên nói khách chờ, anh Vinh chạy tới can ngăn thì bị ông Dũng và bà Anh hành hung dã man. Sự việc sau đó được trình báo công an.Ngày 1.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định định tạm giam đối với Nguyễn Văn Dũng và Bùi Thị Ngọc Anh để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.Trước đó, chia sẻ với Thanh Niên, anh Hà Hữu Vinh cho biết, anh đang chở khách đi trên đường Lê Duẩn thì thấy phía trước có vụ va chạm giao thông, hai bên đang xảy ra xô xát, xe cộ qua lại rất đông.Anh Vinh quay lại nói với khách đợi vài phút, anh xuống can ngăn cho bớt ùn tắc giao thông. "Em vừa xuống can ngăn thì bị hai vợ chồng nhào vào đánh, em chạy nhưng vẫn bị đánh vào đầu và bụng. Em ngất một lúc xong vẫn bị đánh tiếp. Lúc đó, em nằm ôm đầu không đánh lại vì nghĩ đến vợ con ở nhà", anh Vinh nói.Theo lời anh Vinh, vừa đánh, cặp vợ chồng liên tục chửi nhưng nam tài xế không nói lại gì. Khi có một tài xế công nghệ khác đến can ngăn cũng bị người đàn ông phản ứng. Anh Vinh kể: "Họ đánh tới khi thấy em nằm xuống thì mới dừng lại. Em được đồng nghiệp hỗ trợ đứng dậy, sau đó đến công an phường trình báo".Cơ quan công an đánh giá, với tinh thần dũng cảm, không ngại hiểm nguy, anh Hà Hữu Vinh đã đến can ngăn hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng ông Dũng, bà Anh. Đây là hành động đẹp của một công dân cần được lan tỏa trong xã hội, do đó Công an Q.1 đã kịp thời đề xuất UBND Q.1 tặng giấy khen cho anh Hà Hữu Vinh.

Sau hàng loạt người nổi tiếng bị deepfake tạo hình ảnh khiêu dâm, dự thảo luật mới được công bố
Làm dâu miệt vườn
Thái Lan hòa Việt Nam
TP.HCM hôm nay nắng nóng từ 12 - 16 giờ: Người dân cần lưu ý gì?
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
tin thế giới
Ngày 16.1, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thông tin tại hội nghị, đại diện Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị cho biết trong năm 2024, toàn quân tổ chức tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, làm nổi bật tinh thần, trách nhiệm, đóng góp, hình ảnh cao đẹp của quân đội, của bộ đội Cụ Hồ trong ngày lễ trọng đại của đất nước. Tổ chức tuyên truyền bài bản, đồng bộ, đậm nét các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…Tuyên truyền báo chí đã đạt hiệu ứng truyền thông rất cao, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương; cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.Năm 2024, các cơ quan, đơn vị quân đội đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, phối hợp hiệu quả của các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương. Phóng viên chuyên trách quốc phòng, quân sự của nhiều cơ quan báo chí đã nỗ lực đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị quân đội.Từ đó góp phần tuyên truyền, lan tỏa về lịch sử, truyền thống, uy tín, vị thế, hình ảnh cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Những bài báo, chương trình tuyên truyền đã góp phần thấm đậm tình cảm với quân đội, với bộ đội Cụ Hồ đã góp phần to lớn cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống…Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đề nghị cấp ủy các cấp tiếp tục làm tốt công tác lãnh đạo chỉ đạo quản lý nhà nước về công tác báo chí, xuất bản. Tích cực phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng…"Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thế thì báo chí cũng phải bước vào kỷ nguyên mới này như thế nào? Phải suy nghĩ, tư duy để cùng với cả nước, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để đi vào kỷ nguyên mới…", trung tướng Tô nhấn mạnh.Tại hội nghị, Tổng cục Chính trị đã công bố quyết định về việc tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024.Đồng thời, công bố quyết định Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc tặng thưởng bằng khen cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024. Trong số các tập thể, cá nhân nhận bằng khen có Báo Thanh Niên và ông Mai Thanh Hải, phóng viên Báo Thanh Niên.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư